image banner
Chào mừng bạn đến với trang thông tin Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thông tin chuyên đề

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Bộ câu hỏi và câu trả lời trong giải quyết thủ tục hành chính
Màu chữ

Câu 1. Những trường hợp nào sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai năm 2013 những trường hợp sau được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

  1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
  1. Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
  2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
  3. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  4. Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu hại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  5. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  6. Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  1. Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  2. Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  3. Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, họp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Câu 2. Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được dựa trên những căn cứ nào?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 108 Luật đất đai năm 2013 thì tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được dựa trên những căn cứ sau:

  1. Căn cứ tính tiền sử dụng đất:
  • Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất;
  • Mục đích sử dụng đất;
  • Giá đất theo quy đình tại Điều 114 của Luật đất đai; trường họp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất là giá trúng đấu giá.
  1. Căn cứ tính tiền cho thuê đất:
  • Diện tích đất cho thuê;
  • Thời hạn cho thuê đất;
  • Đơn giá thuê đất; trường hợp đấu giá quyền thuê đất thì giá đất thuê là đấu giá trúng đấu giá;
  • Hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
  1. Thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Câu 3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định theo pháp luật như thế nào?

Trả lời

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên không tự hòa giải được thì có thể gửi đơn đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.

Trong trường hợp tranh chấp đã được hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã mà hòa giải không thành thì được giải quyết như sau:

Trường hợp 1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Trường hợp 2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

Hình thức thứ nhất: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

  • Đối với thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân cấp huyện thì: Khiếu nại lên ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của tố tụng hành chính.

  • Đối với thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết tranh chấp mà một bên tranh chấp là cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì: Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Hình thức thứ hai: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố - tụng dân sự.

Lưu ý. Sau khi giải quyết tranh chấp đai, người có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quýết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường họp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Câu 4. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 mà chết thì chế độ ưu đãi được tính như thế nào?

Trả lời:

Khi người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 mà chết thì hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại ĐIều 10 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, như sau:

- Người hoạt động cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

- Người hoạt động cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 50 triệu đồng.

- Trường hợp không còn thân nhân thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần mức 10 triệu đồng.

Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cụ thể như sau:

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi người hoạt động cách mạng chết;

- Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31 tháng 12 năm 2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận;

- Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

- Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.

Câu 5. Điều kiện xác nhận người có công với cách mạng hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 gồm những gì?

Trả lời:

Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Người hoạt động cách mạng thoát ly là người đã tham gia trong các tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc cấp hành chính tương đương trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe).

- Người hoạt động cách mạng không thoát ly là người chỉ hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe), bao gồm:

+ Người đứng đầu tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc tương đương: Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm Việt Minh, Bí thư nông dân cứu quốc, Bí thư thanh niên cứu quốc, Bí thư phụ nữ cứu quốc;

+ Đội trưởng hoặc tổ trưởng, nhóm trưởng của đội, tổ, nhóm tự vệ chiến đấu, tuyên truyền giải phóng, thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc (ở địa phương nơi chưa hình thành tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã);

+ Người được kết nạp vào tổ chức Việt Minh, sau đó được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở cách mạng;

+ Người tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau ngày khởi nghĩa đến ngày 31 tháng 8 năm 1945 đứng đầu một tổ chức cách mạng nêu trên.

- Không xác nhận đối với trường hợp bị khai trừ khỏi Đảng.

Câu 6. Thủ tục làm hồ sơ đối với người được hưởng chế độ người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 - 8/1945 được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 13 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định thủ tục hồ sơ đối với người được hưởng chế độ người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến cách mạng tháng 8/1945 như sau

- Viết bản khai về quá trình hoạt động cách mạng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai kèm biên bản ủy quyền;

- Gửi bản khai kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu quy định đến các cơ quan sau để xem xét, quyết định: Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc cấp ủy địa phương quản lý; Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc trung ương xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương quản lý; Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân xem xét, quyết định

Câu 7. Xin hỏi, hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với cá nhân hưởng chế độ người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 - 8/1945, gồm những giấy tờ gì?

Trả lời:

Điều 14 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định hồ sơ đối với người hưởng chế độ người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến 8/1945 gồm: 

- Quyết định công nhận của các cơ quan có thẩm quyền.

- Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Câu 8. Để được xác nhận là thương binh thì cần đáp ứng những điều kiện gì?

Trả lời:

Điều kiện xác nhận là thương binh quy định tại Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP

Theo đó: Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:

- Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

- Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

- Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

- Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;

- Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;

- Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

- Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

Câu 9. Pháp luật quy định hồ sơ hưởng chế độ thương binh gồm những văn bản, giấy tờ gì?

Trả lời:

Hồ sơ hưởng chế độ thương binh quy định tại Điều 29 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP như sau:

- Giấy chứng nhận bị thương.

- Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định y khoa.

- Quyết định cấp Giấy chứng nhận thương binh, Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp thương tật.

Câu 10. Có trường hợp cho rằng trong đầu mình vẫn còn mảnh vỡ vỏ đạn khi tham gia chiến dịch Mậu Thân, người này dự định đi giám định lại vết thương. Xin hỏi hồ sơ, thủ tục giám định vết thương còn sót như thế nào?

Trả lời:

Điều 21 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định hồ sơ, thủ tục giám định vết thương còn sót như sau:

- Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót;

- Bản sao giấy chứng nhận bị thương;

- Bản sao biên bản của các lần giám định trước;

- Kết quả chụp, chiếu kèm chẩn đoán của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể;

- Phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật.

 Thủ tục:

- Thương binh làm đơn đề nghị giám định vết thương còn sót gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể thì kèm giấy tờ quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều này;

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ nêu tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu, sao hồ sơ gốc đang lưu tại Sở để giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 20 của Thông tư này;

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi.

Câu 11. Pháp luật căn cứ vào những điều kiện gì để xác nhận một người là bệnh binh?

Trả lời:

Điều 33 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (Nghị định số 31/2013/NĐ-CP) quy định điều kiện xác nhận bênh binh như sau:

1. Người bị mắc bệnh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là bệnh binh:

a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

c) Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên;

d) Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Làm nghĩa vụ quốc tế mà mắc bệnh trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp mắc bệnh trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là bệnh binh;

e) Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;

g) Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

h) Mắc bệnh do một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, đ Khoản này đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần;

i) Đã có đủ 15 năm công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân nhưng không đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí.

2. Không xem xét xác nhận bệnh binh đối với những trường hợp bị bệnh do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị.

Câu 12. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội gồm những giấy tờ gì?

Trả lời:

Điều 97 Luật bảo hiểm xã hội quy định hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội gồm những giấy tờ sau đây:

1. Đối với hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

2. Đối với hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;

b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

3. Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng là: Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Câu 13. Quy định của pháp luật về hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?

Trả lời:

Điều 105 Luật bảo hiểm xã hội quy định về hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao.

3. Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp. 

Câu 14. Hồ sơ hưởng lương hưu được Luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Hồ sơ hưởng lương hưu được quy định tại Điều 108 Luật bảo hiểm xã hội như sau:

1. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu bị suy giảm khả năng lao động (theo quy định tại Điều 55 của Luật bảo hiểm xã hội) hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

2. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu;

c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;

d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;

đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.

Câu 15. Quy định của pháp luật về giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần?

Trả lời

Điều 110 Luật bảo hiểm xã hội quy định giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần như sau:

1. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu bị suy giảm khả năng lao động (theo quy định tại Điều 55 của Luật bảo hiểm xã hội) hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động đã đủ 20 năm đóng bảo hiểm trở lên.

2. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù  nộp hồ sơ hưởng lương hưu cho cơ quan bảo hiểm xã hội bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu;

c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;

d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;

đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.

3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 109 của Luật bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Câu 16. Trường hợp đang công tác tại một cơ quan nhà nước cấp huyện, không may bị ốm nặng và qua đời khi 50 tuổi, có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội liên tục. Vậy muốn làm hồ sơ hưởng chế độ tử tuất thì cần phải có những giấy tờ gì?

Trả lời:

Tại điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định hồ sơ hưởng hưởng chế độ tử tuất gồm các giấy tờ sau đây:

* Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Sổ bảo hiểm xã hội;

- Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

- Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

* Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bao gồm:

- Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Câu 17. Doanh nghiệp H muốn kinh doanh thuốc thú ý, xin hỏi doanh nghiệp H có phải đáp ứng điều kiện gì theo quy định của pháp luật không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 92 Luật Thú y năm 2015 và Điều 17 Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết thi hành Luật thú Y thì doanh nghiệp H phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;

- Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;

- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

- Có địa Điểm kinh doanh cố định và biển hiệu.

- Có tủ, kệ, giá để chứa đựng các loại thuốc phù hợp.

- Có trang thiết bị bảo đảm Điều kiện bảo quản thuốc theo quy định.

- Có sổ sách, hóa đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng.

- Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh để bảo quản theo Điều kiện bảo quản ghi trên nhãn; có nhiệt kế để kiểm tra Điều kiện bảo quản. Có máy phát điện dự phòng, vật  dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin.

Câu 18. Doanh nghiệp chúng tôi xét thấy đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y, vậy để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y chúng tôi phải nộp những giấy tờ gì?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Thú ý năm 2015 thì doanh nghiệp bạn phải nộp những giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký;

- Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Chứng chỉ hành nghề thú y.

Câu 19. Đề nghị cho biết tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện gì?

Trả lời:

Điều 63 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau :

-  Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định;

-  Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố;

-  Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

Câu 20. Trình tự cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 10 Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định trình tự cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại như sau:

1. Cá nhân, hộ gia đình hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp đề nghị cấp mới hoặc đối với trường hợp đề nghị cấp đổi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trang trại sản xuất.

Đối với cơ sở sản xuất nằm trên địa bàn nhiều xã thì cá nhân, hộ gia đình tự quyết trong việc lựa chọn Ủy ban nhân dân cấp xã nào nộp hồ sơ cho thuận tiện nhất. Trường hợp cấp đổi, chủ trang trại nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ khi có đủ giấy tờ theo quy định và phải được điền đầy đủ thông tin vào Đơn đề nghị cấp, cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ trong đó ghi rõ ngày hẹn trả kết quả.

3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận Đơn đề nghị cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và chuyển hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trường hợp không xác nhận Đơn đề nghị cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho cá nhân, hộ gia đình trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đầy đủ hồ sơ theo quy định;

b) Thỏa mãn tiêu chí xác định kinh tế trang trại.

Giấy chứng nhận kinh tế trang trại sau khi cấp được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã và trả cho chủ trang trại trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Trường hợp không cấp, không cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gửi văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nói rõ lý do để thông báo cho người nộp hồ sơ.

5. Nếu sau 13 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ mà không nhận được Giấy chứng nhận kinh tế trang trại hoặc không nhận được thông báo không cấp, cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì người đề nghị cấp, cấp đổi giấy chứng nhận có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Câu 21. Đối tượng nào phải chịu lệ phí trước bạ?

Trả lời:

Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 140/2016/NĐ-CP) có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017. Theo đó, các đối tượng sau đây phải chịu lệ phí trước bạ :

1. Nhà, đất.

2. Súng săn, súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao.

3. Tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy.

4. Thuyền, kể cả du thuyền.

5. Tàu bay.

6. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy).

7. Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại                         xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm                 quyền cấp.

8. Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của tài sản được thay thế mà phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 22. Gia đình anh A mua mảnh đất với giá 500 triệu. Vậy anh H phải nộp lệ phí trước bạ  với mức phí bao nhiêu ?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ % của nhà, đất mức thu là 0,5%. Như vậy, anh H phải nộp lệ phí trước bạ 0,5% của mảnh đất giá 500 triệu, tức là phải nộp 2,5 triệu đồng.

Câu 23: Thủ tục xin được tuyển dụng công chức cấp xã không qua thi tuyển cần những điều kiện và yêu cầu gì?

Trả lời:

Điều 6 Quyết định số 55/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định về phân cấp quản lý đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quy định:

1. Điều kiện, tiêu chuẩn tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển:

- Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã theo quy định tại Điều 10, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Thông tư số 06/2012/TT-BNV).

- Trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì trong thời gian công tác này được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Hồ sơ, thủ tục:

- Tờ trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển (đối với trường hợp không phải kiểm tra, sát hạch quy định tại Khoản 5, Điều này), (01 bản chính);

- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển đối với trường hợp tiếp nhận theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này; bản sơ yếu lý lịch theo mẫu số 2c ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển đối với trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này (01 bản chính);

- Giấy khai sinh (01 bản sao);

- Các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã dự tuyển (01 bản sao);

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển (01 bản chính);

- Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác và các hình thức khen thưởng đã đạt được, có nhận xét và xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác đối với trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này (01 bản chính).

Câu 24: Thủ tục đề nghị hỗ trợ mai táng phí đột xuất cho người mất đột ngột tại tại địa phương mà người mất không phải là người địa phương, khi không có thân nhân ở nơi mất?

Trả lời

Theo Khoản 2, Điều 14, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, như vậy để hỗ trợ mai táng phí cho người đứng ra tổ chức mai táng cho người đã mất không phải là người địa phương cụ thể như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó thì được hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, nhưng không quá 30 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

2. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng gồm:

- Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC)

- Bản sao giấy báo tử của người bị chết, mất tích hoặc xác nhận của công an cấp xã

Bản đồ hành chính

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Anh-tin-bai

 

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân

Chịu trách nhiệm: Trương Hoàng Khải - Trưởng ban biên tập

Địa chỉ: Ấp Cái Đôi Nhỏ - xã Nguyễn Việt Khái - huyện Phú Tân - tỉnh Cà Mau

Điện thoại: 0290.3889.688 – Email: huyenphutan@camau.gov.vn

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang